Các nguyên tắc cơ bản về phân định biển

24/10/2017 18:31

Phân định biển là hoạt động mang tính quốc tế, nhằm hoạch định đường biên giới biển (nội thủy, lãnh hải) và ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp nhau. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với các quốc gia có biển nhằm giải quyết ổn thỏa các tranh chấp biển, tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển cho từng khu vực biển cũng như các đại dương trên thế giới. Vì thế, phân định biển bao giờ cũng diễn ra phức tạp, trong thời gian tương đối dài, với nhiều nội dung liên quan giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau, thông qua đàm phán, trung gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế khác, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Sơ đồ các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia ven biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Theo đó, việc hoạch định ranh giới lãnh hải được quy định rõ tại Điều 15 của Công ước: khi hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Đối với việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia nói trên, được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế để đi tới một giải pháp công bằng (Điều 74 và 83 của Công ước). Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biển theo luật pháp quốc tế là trên cơ sở thỏa thuận và công bằng.

Là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài, trong đó có nhiều khu vực chồng lấn với vùng biển của các nước đối diện, liền kề trong khu vực, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc phân định biển trên cơ sở luật pháp, thông lệ và thực tiễn quốc tế. Luật Biển Việt Nam năm 2012 (Khoản 3, Điều 4) khẳng định: “Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”1. Trên thực tế, ngay sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam đã tích cực, chủ động nghiên cứu, hoạch định và ký nhiều hiệp định, thỏa thuận,… về phân định biển với các nước có liên quan2. Trong quá trình thực hiện, Việt Nam luôn nhất quán lập trường là: căn cứ vào luật pháp và thực tiễn quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; đồng thời, có tính đến các hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên trong khu vực phân định để đạt được một giải pháp công bằng mà các bên đều chấp nhận được. Việt Nam luôn coi đó là chìa khóa để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, góp phần duy trì, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

______________

1 - Luật Biển Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2013, tr. 9 - 10.

2 - Gồm: Hiệp định về Vùng nước lịch sử Việt Nam - Cam-pu-chia (năm 1982); Thỏa thuận về khai thác vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a (năm 1992); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan về phân định ranh giới trên biển trong Vịnh Thái Lan (năm 1997); Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (năm 2000); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ In-đô-nê-xi-a về phân định ranh giới thềm lục địa (năm 2003).

Nguồn: tapchiqptd.vn
Cùng chuyên mục
Công thư A/37/697
Công thư A/37/697

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 30/11/1982 yêu cầu lưu hành tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam...

Công thư A/37/120
Công thư A/37/120

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 17/3/1982 yêu cầu lưu hành công hàm ngày 5/3/1982 của Việt Nam gửi Đại...

Công thư A/37/83
Công thư A/37/83

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 4/2/1982 yêu cầu lưu hành Sách trắng "Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,...

Công thư số A/34/541
Công thư số A/34/541

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 1/10/1979 yêu cầu lưu hành Sách Trắng "Chủ quyền của Việt Nam đối với...

Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ  nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà...

Nghị quyết Trung ương 8 về Chiến lược phát triển kinh tế biển
Nghị quyết Trung ương 8 về Chiến lược phát triển kinh tế biển

Ngày 22/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ...

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982

Công ước nhằm thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương

Agreement between the Government of the Kingdom of Thailand and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam on the delimitation of the maritime boundary between the two countries in the Gulf of Thailand
Agreement between the Government of the Kingdom of Thailand and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam on the delimitation of the maritime boundary between the two countries in the Gulf of Thailand

The Agreement aims to establish the maritime boundary between the two countries in the relevant part of their overlapping continental shelf claims in the Gulf...

Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 1/3/1990
Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 1/3/1990

Nghị định thư nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều khoản của Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ...

Nghị định thư Trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Căm-pu-chia
Nghị định thư Trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Căm-pu-chia

Ngày 22/02/1986, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp...

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về phân định ranh giới thềm lục địa
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về phân định ranh giới thềm lục địa

Hiệp định nhằm thiết lập ranh giới thềm lục địa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ...

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan.
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan.

Hiệp định nhằm thiết lập đường ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan tại khu vực chồng lấn tạo bơi yêu...

Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nghị định thư này nhằm áp dụng cho một phần Vùng dặc quyền kinh tế của mỗi nước ở phía Bắc Vùng đánh cá chung...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Nghiệp đoàn nghề cá - điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát đi tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần 2 năm 2024
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc