Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

18/04/2018 19:51

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt. Bản đồ Việt Nam ngày hôm nay gần giống như thời Minh Mạng, các tỉnh, thành nước ta trong vòng vài thập kỷ qua cứ sát sát, nhập nhập để rồi lại gần như trở về với cách phân chia của vị Hoàng đế này, cách đây gần hai thế kỷ.

 

Lăng Hoàng đế Minh Mạng ở Huế. Ảnh: Trịnh Sinh

Ông có công khai phá miền đồng bằng sông Cửu Long, mở rộng cương giới trên đất liền. Nhưng một điều ít ai biết được: Ông là người có tầm nhìn hướng biển đi trước thời đại. Chỉ tiếc là những vị Hoàng đế sau ông lại chủ trương ngược lại: “bế quan tỏa cảng”, không thích nghi được với thời cuộc, để đất nước nhanh chóng bị rơi vào thế cô lập trước làn sóng phương Tây mà rồi kết cục rơi vào tay thực dân Pháp.

Minh Mạng đã sở hữu một đội chiến thuyền mạnh mẽ, đông đảo. Những chiến thuyền này ngày đêm bảo vệ biển đảo. Đôi khi những chiếc thuyền lớn lại còn là thuyền có lầu cao, thỉnh thoảng rước Hoàng đế và Hoàng tộc đi thăm thú vùng biển của đất nước. Hình ảnh của những chiếc chiến thuyền này được tuyển chọn thành 7 loại và được khắc trên 7 trong số 9 cái đỉnh (Cửu đỉnh) vẫn còn được bày ở sân Thế Miếu, trong Đại Nội (Huế) ngày hôm nay.

Có thể kể được các loại chiến thuyền này như sau:

Thuyền lớn nhất thời này là Đa Sách Thuyền, vì thuyền có nhiều cánh buồm và cột buồm. Có thể gọi Đa Sách Thuyền là tàu biển cũng được. Thuyền loại này dùng đi biển, sông lớn và vượt cả đại dương, đi được xa lâu ngày.

Lâu Thuyền là thuyền khá to, có lầu lớn, đẹp trên thuyền. Lâu thuyền dùng cho Hoàng đế và Hoàng tộc đi trên sông Hương hay đi ven biển để thăm thú và duyệt binh.

Ô Thuyền là loại thuyền chuyên đi biển, sơn màu đen cả thân và cánh buồm, thuyền có 12 tay chèo. Với khả năng di chuyển nhanh, thuyền được trang bị cho hải quân tuần tiễu vùng ven biển.

Mông Đồng Thuyền là thuyền có nhiều tay chèo, đây là phương tiện thủy chiến lợi hại trang bị cho hải quân để đi sông lớn và ven biển.

Hải Đạo Thuyền là loại thuyền chuyên chiến đấu trên biển, được sản xuất khá nhiều do kích thước gọn, nhẹ khả năng cơ động, linh hoạt cao trong các trận hải chiến.

Ngoài 5 loại thuyền trên có có Đỉnh Thuyền chuyên dành cho các lễ hội và Lê Thuyền là thuyền dành cho việc hộ giá Hoàng đế mỗi khi đi trên sông biển.

Với đội chiến thuyền mạnh mẽ, hải quân đầu thời Nguyễn đã là một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trong khu vực. Không những chỉ chiến đấu ở vùng sông lớn, ven biển, chủ yếu là tiêu diệt bọn cướp biển, mà chiến thuyền nhà Nguyễn còn vượt biển đi đến các đại dương xa xôi. Những chuyến đi xa trên biển như vậy, thuyền lớn đã chở các vị quan chức đi giao lưu, học hỏi, giao thương với các nước khác.

Thống kê cho thấy, trong thời gian từ năm 1778 đến năm 1847, có nhiều chuyến xuất ngoại đi xa của thuyền nước ta: 11 chuyến đi Batavia, 2 chuyến đi Semarang, 6 chuyến đi Singapore, 2 chuyến đi Penang, 1 chuyến đi Malacca, 1 chuyến đi Johor, 2 chuyến đi Luzon. Đặc biệt, có 2 chuyến đi Tiểu Tây Dương (tức vùng biển Ấn Độ Dương). Đó là chuyến đi đến trấn Minh Ca thuộc nước Hồng Mao, khi đó là thuộc địa của nước Anh (tức thành phố Calcutta, thủ phủ của bang Tây Begal của Ấn Độ).

Vậy là, với những chiến thuyền lớn, các quan chức và thủy quân nhà Nguyễn đã vượt biển khơi đến được các nước Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines và Ấn Độ. Như vậy đủ biết hải quân nước ta thời Nguyễn đã tung hoành khắp nơi ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Thời Minh Mạng cũng là thời thịnh trị, nhiều cải cách lớn và đặc biệt Hoàng đế Minh Mạng đã rất chú ý đến mở mang bờ cõi và kiểm soát Biển Đông. Ngay Biển Đông cũng đã được khắc trên Cửu đỉnh với tên gọi là Đông Hải.

Hoàng đế Minh Mạng là một ông vua có tài “nhìn xa thấy rộng”. Ông đã nhận thấy vai trò của Biển Đông quan trọng với nước ta cũng như đã xây dựng được lực lượng Hải quân mạnh trong 21 năm trị vì của ông. Ông đã ban bố các quy chế cho các đội tàu thuyền như: Tuần dương chương trình, tuần thuyền quy thức, tuần dương xử phận lệ... Ngoài một số tàu thuyền được đóng bằng gỗ tốt, ông còn cho đóng các tàu bọc đồng để đi biển dài ngày và chắc chắn như các tàu: Phấn Bằng, Thụy Long, Định Dương, Bình Ba...

Minh Mạng cũng đã củng cố các tuyến phòng thủ ven bờ biển, cho đắp Trường Thành ở Quảng Bình, Hùng quan ở Hải Vân, các pháo đài ven bờ biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung... Bên cạnh đó, ông cũng cho sắm sửa hỏa pháo của phương Tây để kịp “hiện đại hóa” vũ khí, cảnh giác với hiểm họa của chính làn sóng thực dân phương Tây đang rình rập.

 

Hình Đa Sách Thuyền được khắc trên Cửu đỉnh. Ảnh: Trịnh Sinh

Trong các điểm ven bờ, Minh Mạng đánh giá “nơi xung yếu thì không nơi nào sánh được bằng vịnh Sơn Trà, tàu nước ngoài đến nước ta chỉ có nơi này có thể đậu được, nhưng nơi này nặng chướng khí, có hơn 10 giếng nguy hiểm” và ông lệnh cho phải chú ý phòng bị nơi xung yếu này kỹ càng. Ông cũng đánh giá “phần lớn đất đai ven biển, thủy quân là quan trọng nhất”.

Vì vậy, Minh Mạng đã cho Đại thần Trương Đăng Quế học tập đội hình thủy chiến của phương Tây để rút kinh nghiệm xây dựng đội chiến thuyền nhà Nguyễn. Ông cũng cử thợ Việt Nam phỏng theo phương Tây để chế tạo xe ca chạy hơi nước, để rồi tạo ra tàu thuyền chạy bằng hơi nước, ở giai đoạn mò mẫm ban đầu. Ông cũng sai Bộ Công biên tập sách Hải Trình Tập Nghiệm, lệnh cho các nơi ven biển phải vẽ bản đồ trong vùng mình kiểm soát.

Nhờ có tầm nhìn về biển sâu sắc và có đội chiến thuyền giỏi, Minh Mạng đã có được lực lượng Hải quân rất mạnh, đóng góp vào việc xây dựng đất nước hùng cường, yên bình. Ông trị vì từ năm 1820 đến 1840. Vào thời ông, nhiều toan tính của các nước phương Tây đều phải co lại vì nước ta có một lực lượng quân sự, nhất là Hải quân đáng gờm trong khu vực.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?
Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...

Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm
Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo
Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Nghiệp đoàn nghề cá - điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát đi tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần 2 năm 2024
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc